Vì sao phải công bố chất lượng thực phẩm
- Công bố chất lượng thực phẩm trước khi đưa ra thị trường nhằm để nâng cao uy tín lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp.
- Việc công bố thực phẩm có tác dụng rất lớn trong sản xuất kinh doanh. Công bố chất lượng thực phẩm giúp cho sản phẩm, dịch vụ thực phẩm dễ dàng lưu thông , ngày càng làm tăng thêm lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, thuận lợi kinh doanh thực phẩm, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng và tiếp cận thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm một cách tốt nhất và an toàn thực phẩm cũng như tạo dựng thương hiệu cho thực phẩm của bạn được hiệu quả.
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm còn là điều kiện thúc đẩy hàng hóa sản phẩm bán chạy hơn cho doanh nghiệp. Việc công bố chất lượng sản phẩm còn là một trong những điều kiện cần và đủ để sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường.
- Đặc biệt hơn là đảm bảo an toàn vệ sinh lẫn chất lượng cho sản phẩm và chính sức khỏe người tiêu dùng, một khi sản phẩm đạt chất lượng thì sự tin cậy ở người dùng đối với sản phẩm đó cũng cao hơn như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh, bền và đặc biệt doanh thu cũng lên theo.
- Ngoài ra công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm còn là quy trình thủ tục bắt buộc đối với những thực phẩm được quy định theo pháp luật nhà nước việt nam. Việc công bố chất lượng thực phẩm là việc làm cần thiết cho doanh nghiệp, cửa hàng thực phẩm hiện nay theo Luật an toàn thực phẩm và Luật Chất lượng Sản phẩm.
Những ngành hàng, sản phẩm cần phải công bố chất lượng thực phẩm (1)
- Sản phẩm thực phẩm là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa thì phải được quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
—> Những sản phẩm sau đây được khuyến cáo phải công bố chất lượng thực phẩm
I ./ Sữa và các sản phẩm từ sữa; Trứng chim và trứng gia cầm; Mật ong tự nhiên; Thực phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
- Sữa và kem sữa, chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác
- Có hàm lượng chất béo không quá 1%
- Có hàm lượng chất béo trên 1% nhưng không quá 6%
- Có hàm lượng chất béo trên 6%
- Sữa và kem sữa cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác
- Sữa đã tách bơ, sữa đông và kem sữa đông, sữa chua, kiphia (kerphi) và sữa, kem khác đã lên men hoặc axít hóa, đã hoặc chưa cô đặc, pha thêm đường hoặc chất ngọt khác, hương liệu, hoa quả, hạt hoặc cacao
- Bơ và các chất béo khác và các loại tinh dầu chế từ sữa, cao sữa
- Bơ
Một số ngành hàng cần phải làm thêm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Xem thêm dịch vụ: Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
II. / Càphê, chè, chè paragoay (mate) và các loại gia vị
- Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất cà-phê-in vỏ quả và vỏ hạt cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đo
- Chưa khử chất caphein
- Đã khử chất caphein
- Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu
- Chè xanh (chưa ủ men), đóng gói sẵn, trọng lượng gói không quá 3kg
- Chè xanh khác (chưa ủ men)
- Chè đen (đã ủ men) và chè đã ủ men một phần, đóng gói sẵn, trọng lượng gói không quá 3kg
- Chà đen khác (đã ủ men) và chè đã ủ men một phần khác
- Hạt tiêu thuộc giống piper; các loại quả dòng Capsicum hoặc dòng Pimenta, khô, xay hoặc tán
- Chưa xay hoặc tán
- Đã xay hoặc tán
III./ Ngũ cốc
- Lúa gạo
- Thóc để làm giống
- Gạo đã xát toàng bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa chuột hạt hoặc đánh bóng hoặc hồ.
IV./ Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm lấy từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc thực vật; Mỡ thực phẩm, đã được chế biến; Sáp động vật hoặc thực vật
- Mỡ lợn (kể cả mỡ lá) và mỡ gia cầm, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 0209 hoặc 1503
- Mỡ trâu bò, cừu hoặc dê, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 1503
- Những sản phẩm ép từ mỡ lợn dạng chảy (Stearin mỡ lợn, dầu mỡ lợn, stearin magarin, dầu magarin) và dầu mỡ động vật dùng để làm nến hoặc xà phòng (dầu tallow), không phải thể sữa, chưa pha trộn hoặc chưa chế biến cách khác
- Mỡ, dầu và các thành phần mỡ dầu của cá hoặc thú biển, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi thành phần hóa học
- Mỡ lông và các chất béo từ mỡ lông (kể cả mỡ lông cừu)
- Mỡ, dầu động vật khác và các thành phần của chúng, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thanh đổi thành phần hóa học
- Dầu đậu tương và các thành phần của dầu đậu tương, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi thành phần hóa học
- Dầu lạc và các thành phần của dầu lạc đã hoặc chưa tinh chế nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học
- Dầu ô-liu và các thành phần của dầu ô-liu, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi thành phần hóa học
- Dầu khác và các thành phần của chúng chỉ thu được từ dầu ô-liu đã hoặc chưa tinh chế nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học, kể cả hỗn hợp của các loại dầu này hoặc các thành phần của các loại dầu này vớøi dầu hoặc thành phần dủa dầu thuộc nhóm 1509
- Dầu cọ và các thành phần của dầu cọ đã hoặc chưa tinh chế nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học
- Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông và các thành phần của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học
– Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum và các thành phần của chúng - Dầu dừa, dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các thành phần của chúng đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học.
– Dầu dừa và các thành phần của dầu dừa - Dầu cọ và các thành phần của dầu cọ đã hoặc chưa tinh chế nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học
- Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông và các thành phần của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học
– Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum và các thành phần của chúng - Dầu dừa, dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các thành phần của chúng đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học.
– Dầu dừa và các thành phần của dầu dừa - Dầu hạt cải, dầu của cải dầu, dầu mù tạt và các thành phần của chúng, đã hoặc chưa tinh chế nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học
- Mỡ và dầu thực vật đông đặc khác (kể cả dầu Jojoba) và các thành phần của chúng đã hoặc chưa thinh chế, nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học
– Dầu hạt lanh và thành phần của nó - Mỡ dầu động vật hoặc thực vật và các thành phần của chúng đã qua hydro hóa, este hóa liên hợp, tái este hóa hoặc eledin hóa toàn bộ hoặc từng phần, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa chế biến thêm
- Magarin, các hỗn hợp và chế phẩm dùng để ăn làm từ mỡ hoặc dầu động thực vật hoặc các thành phần của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau thuộc chương này, trừ mỡ hoặc dầu ăn được, hoặc các thành phần cuả chúng thuộc nhóm 1516
- Mỡ, dầu động vật hoặc thực vật và các thành phần cũa chúng đã luộc, oxy hóa, rút nước, sum phát hóa, thổi khô, polyme hóa bằng cách đun nóng trong chân không hoặc trong khí tro, hoặc bằng biện pháp xử lý hóa học khác, trừ loại thuộc nhóm 1516; các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc thực vật hoặc từ thành phần của các loại mỡ, dầu khác thuộc chương này, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
- Gờ-li-xe-rin (glycerol) thô; nước và dung dịch kiềm glycerol
- Sáp thực vật (trừ triglycerides), sáp ong, sáp côn trùng và sáp cá nhà táng, đã hoặc chưa tinh chế hay pha mầu
- Chất nhờn, bã còn lại sau quá trình xử lý các chất béo hoặc sáp động vật, thực vật
V./ Các sản phẩm chế biến từ thịt, cá hoặc động vật giáp xác, động vật thân mềm, hoặc động vật không xương xống sống dưới nước khác
- Chỉ qui định các phân nhóm sản phẩm là các loại đồ hộp (từ thịt, cá, cộng vật giáp xác hay động vật thân mềm, hoặc động vật không xương sống dưới nước khác)
VI./ Đường và các loại mứt, kẹo có đường
- Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucrose tinh khiết về mặt hóa học, ở dạng tinh thể
Đường thô chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu - Đường khác, bao gồm đường lác-tô-za (lactosa), man-to-za (maltose), gờ-lu-cô-za (glucose) và phờ-rúc-tô-za (fructose), tinh khiết về mặt hóa học, dạng tinh thể; xi-rô đường chưa pha thêm hương liệu hoặc chất mày; mật ong nhân tạo đã hoặc cưa pha trộn với mật ong tự nhiên thắng (caramel)
– Đướng lác-tô-za và xi-rô lác tô-za - Mật từ quá trình chiết suất hoặc tinh chế đường
- Mứt kẹo có đường (kể cả socola trắng), không chứa cacao
VII./ Cacao và các sản phẩm chế biến từ ca cao
- Sôcôla và các sản phẩm ăn được chứa cacao
VIII./ Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh
- Chiết suất từ hạt ngũ cốc đã nẩy mầm (mạch nha tinh chiết); thức ăn chế biến từ tinh bột, từ bột thô hoặc từ chiết suất của mạch nha tinh chiết, không chứa cacao hoặc có chứa cacao với tỷ trọng dưới 40% được tính trên toàn bộ lượng cacao đã rút hết chất béo chưa được chi tiết hoặc ghi hoặc ghi ở nơi khác; thức ăn chế biến từ các sản phẩm thuộc nhóm 0401 đến 0404, không chứa cacao hoặc có chứa cacao với tỷ trọng dưới 5% được tính trên toàn bộ lượng cacao đã rút hết chất béo chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
- Riêng:
+ Loại thuộc nhóm 1901 được chỉ định dùng cho bệnh nhân cần nuôi ăn qua ống thông. - Các sản phẩm bột nhào (pasta) đã hoặc chưa mấu hoặc nhồi (thịt hoặc các chất khác) hay chế biến cách khác như các loại miø que (spaghety), miø ống (macaroni), mỳ sợi, mì dẹt, gnocchi, roavioli, caneloni; cu-cut (couscous) đã hoặc chưa chế biến
- Các sản phẩm từ tinh bột sắn và các sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột ở dạng mảnh, hạt, bột xay,bột rây hay các dạng tương tư
- Thức ăn chế biến từ quá trình nổ, rang ngũ cốc (ví dụ: bỏng ngô); các loại ngũ cốc (trừ ngô) ở dạng hạt, dạng mảnh hoặc dạng hạt đã chế biến khác (trừ bột thô và bột mịn), đã làm chín sẵn hoặc chế biến cách khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
- Bánh mì, bánh ngọt, bánh quy, các loại bánh khác, có hoặc không chứa cacao, bánh thánh, vỏ viên thuốc con nhện dùng trong ngành dược, báng quế, bánh đa nem và các sảm phẩm tương tự
Chú ý: Nếu bạn chưa tìm thấy sản phẩm bạn cần công bố chất lượng thực phẩm, có thể là sản phẩm quá mới hoặc chưa được cập nhật kịp thời.
–> Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rỏ hơn.
–> Hotline chúng tôi: 0909 730 849 – 0975 730 849
Quy trình công bố chất lượng thực phẩm nhanh nhất
Chỉ với 6 bước cơ bản, sản phẩm thực phẩm của bạn sẽ được hoàn thiện bộ hồ sơ xin công bố chất lượng thực phẩm nhanh nhất.
- Cục an toàn thực phẩm sẽ tiếp nhận và tư vấn cho doanh nghiệp các thủ tục pháp lý trong quá trình công bố.
- Cục sẽ xem xét, đánh giá, sửa đổi các tài liệu do khách hàng cung cấp để hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tiến hành xét nghiệm, đánh giá và rút ra kết quả.
- Xây dự hồ sơ công bố và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
- Chi cục sẽ luôn theo dõi, giám sát và giải quyết nếu hồ sơ xảy ra lỗi.
- Nếu thành công thì nhận chứng nhận và chi cục sẽ gửi bộ hồ sơ, giấy chứng nhận cho chủ cửa hàng, doanh nghiệp.
Hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm gồm những gì (2)
Theo Điều 3 của Quy chế về Công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm:
Đối với thực phẩm sản xuất trong nước và vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thành phẩm (bao bì chứa đựng), hồ sơ lập thành 02 bộ, mỗi bộ gồm:
- – Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm (theo Mẫu 1 ban hành kèm theo Quy chế này);
- – Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành (có đóng dấu), bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất liệu bao bì và quy cách bao gói (theo Mẫu 2 ban hành kèm theo Quy chế này); quy trình sản xuất.
- – Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).
- – Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Riêng nước khoáng thiên nhiên phải có thêm phiếu kết quả xét nghiệm đối với nước nguồn.
- – Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân).
- – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đã được cấp (bản sao).
- – Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có).
- – Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- – Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.
==> Đối với thực phẩm nhập khẩu vui lòng xem tại:
Hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline
Nộp hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm tại đâu
Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm, người thực hiện cần nộp hồ sơ lên Cục an toàn thực phẩm nơi cư trú.
Ví dụ: Cục An toàn thực phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh
Hình ảnh thực tế giấy chứng nhận công bố chất lượng thực phẩm
Hình ảnh mới nhất về công bố chất lượng thực phẩm
Dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm nhanh nhất của chúng tôi giúp bạn
- Không cần phải chuẩn bị nhiều thủ tục hồ sơ nhiều lần
- Không cần phải đến Chi cục An Toàn Thực Phẩm
- Không cần phải lo lắng về các trình công bố
Vì sao lại không cần những yếu tố trên vì
- Chúng tôi sẽ đến tận nơi kinh doanh của bạn để hỗ trợ những thủ tục cần thiết;
- Giúp bạn hoàn thiện bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác nhất;
- Chúng tôi luôn có những tư vấn luật hướng dẫn và tập huấn bạn mọi kiến thức về an toàn thực phẩm
Do những yếu tố trên mà trong nhiều năm liền, chúng tôi luôn giải quyết hàng trăm hồ sơ công bố chất lượng thực phẩm hàng tháng, hơn 1368 hồ sơ mỗi năm. Trong đó có nhiều đơn vị lớn như Cà Phê Trung Nguyên, Lotte Gò Vấp, BigC, Adayroi, Thucphamnhanh.com,…
Hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
● Hotline: 0909 730 849 – 0975 730 849 (Mr Tuấn Anh)
● Email : tieuchuansanphamvn@gmail.com
● Website : https://tieuchuansanpham.com
Một số nguồn đã tham khảo.
(1): http://www.dost.hochiminhcity.gov.vn/pages/ds-hang-hoa-phai-cong-bo-chat-luong.aspx
(2): Luật Minh Khuê và Luật An Toàn Thực Phẩm