Những điều nên biết về mã vạch
Mã vạch?
Mã vạch còn gọi là barcode thông qua các hình ảnh được chuyển hóa từ các mẫu tự, kí hiệu, con số,… được sử dụng lưu trữ và truyền tải thông tin của sản phẩm qua chuỗi các khoảng trắng và vạch thẳng. Độ rộng của vạch thẳng và các khoảng trắng khác nhau sẽ biểu thị được những thông tin khác nhau của sản phẩm.
Mã số mã vạch được đọc thông qua máy quét mã vạch, máy sẽ thu nhận hình ảnh mã vạch trên bao bì sản phẩm sau đó chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hoặc các thiết bị có thể nhân được thông tin về sản phẩm.
Mã vạch có bao nhiêu loại?
Hầu như tất cả các sản phẩm được lưu hành hợp pháp trên thị trường hiện nay đều được nhà sản xuất cung cấp cho một mã vạch nhất định.
Thực chất mã vạch được phân ra làm nhiều chủng lọai khác nhau đựa vào 3 yếu tố:
- Dung lượng thông tin
- Dạng thức thông tin được mã hóa
- Mục đích sử dụng
Tùy theo mục đích sử dụng mà một số loại mã vạch có thể phân ra làm nhiều phiên bản khác nhau, điển hình như:
- UPC: UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E
- EAN: EAN-8, EAN-13, EAN-14
- Code 128: Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.
Các loại mã vạch thông dụng:
UPC (Universal Product Code)
UPC được sử dụng vào ngành công nghiệp thực phẩm năm 1973 nhằm trang bị cho các sản phẩm riêng lẻ một mã vạch không trùng lặp. UPC được xem là “giấy phép bằng số” cho các sản phẩm này.
UPC gồm có 2 phần: phần mã vạch và phần số, số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự dùng để nhận diện mỗi một sản phẩm tiêu dùng riêng biệt. Hiện nay, UPC còn được sử dụng ở Hoa Kì và Bắc Mỹ.
EAN (European Article Number)
EAN là được phát triển dựa trên UPC, hoàn toàn giống nhau về cach thức mã hóa nhưng được phát triển lên 13 ký tự, trong đó, 2 – 3 ký số đầu dùng để phân biệt quốc gia xuất xứ hay còn gọi là mã quốc gia.
EAN được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, các doanh muốn có mã vạch EAN trên sản phẩm thì họ phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam (EAN Việt Nam) để được cấp mã số doanh nghiệp.
Mã Vạch 2 Chiều – Barcode 2D
Nhờ những đặc tính khác biệt, ưu việt hơn của mã vạch 2 chiều so với mã vạch truyền thống, người ta ngày càng quan tâm và sử dụng mã vạch 2 chiều (Barcode 2D) nhiều hơn.
Mã vạch 2D đươc ứng dụng trên 3 hình thức chính:
- Sử dụng trên các món hàng nhỏ: Với sự phát triển của mã vạch 2 chiều người ta có thể in mã vạch nhỏ đến mức có thể đặt ngay trên món hàng có kích thước rất nhỏ.
- Nội dung thông tin: Một lượng lớn thông tin có thể được mã hóa trên một diện tích nhỏ hẹp nhờ công nghệ mã vạch 2D, điều mà mã vạch 1D không làm được.
- Quét tầm xa: chúng ta có thể quét mã vạch 2D ở 1 khỏang cách xa lên đến 50 feet (khoảng 15m).
Các ký hiệu barcode 2D có thể được chia làm 2 loại:
- Loại mã xếp chồng (Stacked Codes): như Code 16K, Code 49, PDF-417
- Loại mã ma trận (Matrix Codes): như Data Matrix, Maxicode,Softstrip, Vericode, …
Mã vạch được thiết kế và in bằng các phần mềm in mã vạch với sự hỗ trợ của máy in chuyên dụng.
Tin chắc rằng trong tương lai, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số hóa, mã vạch sẽ được ứng dụng rất nhiều vào mọi mặt trong đời sống nhờ vào những tiện lợi mà chúng mang lại cho con người, đặc biệt là trong việc quản lý bán hành và quản lý nhân viên.
Hãy gọi cho chúng tôi để biết giá cả và nhận được để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM
ĐT Liên hệ: 0909 730 849 (Mr.Tuấn) or 01682 053 452 (Miss Thơ).
Email: tuananhsbimn@gmail.com or hothosbimiennam@gmail.com | Website:https://tieuchuansanpham.com/
Tags: