Home » Dịch vụ giấy phép » Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Mọi cơ sở hoạt động liên quan đến thực phẩm thì đều phải tuân thủ quy định hoạt động. Đảm bảo phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm thường khiến chúng ta đau đầu vì chưa hiểu rõ. Để khắc phục được điều này thì bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết.

Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm chi tiết nhất

Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Để được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau:

– Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe cũng như các kiến thức

Nếu là người trực tiếp tham gia kinh doanh ngành nghề có liên quan đến thực phẩm. Trước hết bạn phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe chính là một yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.

Bạn phải tham gia tập huấn liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm để trang bị kiến thức. Chủ cơ sở cần phải trải qua một bài kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu người đó trả lời đúng 80% câu hỏi thì được coi là thông qua.

– Nộp hồ sơ xin giấy phép ATVSTP

Hồ sơ xin cấp giấy phép cũng phải đáp ứng được đầy đủ các giấy tờ như:

– Đơn được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu của cơ quan thẩm quyền.

– Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh xung quanh ngành thực phẩm.

– Bản thiết kế, mặt bằng của cơ sở hoạt động liên quan đến thực phẩm và cả khu vực xung quanh.

– Sơ đồ quy trình hoạt động đã bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.

– Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở cùng các dụng cụ, thiết bị đang sử dụng.

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của các thành viên hoạt động trong cơ sở.

– Giấy chứng nhận về kiến thức liên quan đến vệ sinh thực phẩm của các thành viên.

– Giấy chứng nhận những nguồn gốc của các nguyên liệu nhập vào và kiểm định nguồn nước đang dùng.

– Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh theo như quy định đã đề ra.

– Cơ quan sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả

Trong thời gian 5 ngày thì hồ sơ của bạn sẽ được tiến hành kiểm tra. Nếu như được xác nhận hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở. Điều này nhằm đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.

Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn thì các cơ quan sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu không đạt thì doanh nghiệp bị phạt hành chính do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm khi đạt tiêu chuẩn

Giấy phép này chỉ được cấp khi thông qua kiểm định gắt gao của cơ sở có thẩm quyền. Thời gian của giấy phép này chỉ có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở phải cam kết thực hiện đúng quy định của giấy phép.

Sau khi được cấp giấy thì sẽ được cử người xuống kiểm tra, nếu thấy phạm quy định thì sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

Những cơ sở cần phải thông qua các thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Những cơ sở cần phải thông qua các thủ tục đăng ký vệ sinh ATVSTP
Những cơ sở cần phải thông qua các thủ tục đăng ký vệ sinh ATVSTP

Những cơ sở cần phải thông qua các thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì những cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến thực phẩm thì đều phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Những cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:

– Những cơ sở sản xuất ban đầu còn nhỏ lẻ thì chưa cần đến giấy phép an toàn vệ sinh.

– Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cố định về địa điểm và thời gian.

– Những địa điểm sơ chế nhỏ lẻ thì cũng không cần xin giấy phép an toàn vệ sinh.

– Những cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thực phẩm bao gói sẵn. Hoặc những cơ sở kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

– Các nhà hàng trong khách sạn thì không cần xin giấy phép an toàn thực phẩm.

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh và các địa điểm kinh doanh thức ăn đường phố.

Thời hạn sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Thời hạn sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Thời hạn sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Thời hạn sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Điều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định về thời hạn của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:

– Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sẽ có hiệu lực trong vòng 03 năm. Sau đó, doanh nghiệp sẽ phải đi gian hạn như mới để tiếp tục được cấp phép.

– Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn: Các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại. Như vậy mới có thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Những hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại cần thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm.

Nếu như trong thời gian sử dụng giấy chứng nhận, cơ sở vi phạm các điều khoản, quy định đề ra thì sẽ bị thu hồi giấy phép.

Những thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không hề khó khăn khi bạn chọn dịch vụ của VSATTP Việt Nam.

Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Bình Luận
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIỚI THIỆU

CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM được ra đời năm 2008, là công ty chuyên tư vấn bên lĩnh vực an toàn thực phẩm, tư vấn luật an toàn thực phẩm, giấy phép an toàn thực phẩm, công bố phù hợp, hợp quy tất cả các sản phẩm trước khi lưu thông ra thị trường để phù hợp với yêu cầu của cơ quan nhà nước.

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM

LIÊN HỆ

Văn Phòng TP.Hồ Chí Minh
47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tel: 028-6267 2431 | Fax: 028-6267 2431
Hotline: 0909 730 849 – 0975 730 849
Email:tieuchuansanphamvn@gmail.com