Theo quy định hiện hành, khi kinh doanh thực phẩm, cơ sở sản xuất liên quan đến thức ăn, thức uống (trừ những cơ sở sản xuất nhỏ, sản xuất không bắt buộc an toàn thực phẩm, cửa hàng nhỏ lẽ, bán hàng rong) bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có quốc lộ 1A chạy ngang qua vành ngoài của thành phố. ngoài ra còn có tuyến đường Hồng Bàng và Hùng Vương đi các quận nội thành. Đồng thời Bến xe Miền Tây là bến xe chính đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Quận Bình Tân có tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh,hầu như các phường không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị. Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng Hoà). Riêng khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 58 ha
Bên cạnh đó, sự phát triển của đô thị, công ty và xí nghiệp, nhà máy sản xuất thì vấn đề về an toàn thực phẩm cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
Để đảm bảo vấn đề an tâm cho người sử dụng sản phẩm thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, công ty chúng tôi hỗ trợ quý công ty, doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Các giấy tờ cần thiết để xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:
1. Đơn xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu quy định.
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh , đăng ký danh mục ngành kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm(có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
3.1) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
3.2) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
4.a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
4.b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả lỵ, trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
5.a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
5.b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
Dịch vụ tư vấn làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của công ty Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt Nam
Bằng những kinh nghiệm chuyên môn của công ty Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt Nam trong nhiều năm về lĩnh vực nghiên cứu thực phẩm, công bố thực phẩm và hỗ trợ tư vấn Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty chúng tôi sẽ giúp khách hàng có giấy phép nhanh và đúng thời gian cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.
Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của khách hàng. Cụ thể gồm:
+ Tư vấn các thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
+ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
+ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
+ Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
+ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.
Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng
Bước 4: Tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất nhóm thực phẩm hoặc một thực phẩm đặc thù, các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải, kho chứa, điều kiện về trần, tường, nền,…
Bước 5: Tư vấn và kết hợp với khách hàng để hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi việc chế biến, sổ lưu mẫu,…
Bước 6: Tư vấn giới thiệu các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 7: Tư vấn về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 8: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng.
Bước 9: Đại diện khách hàng lên nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bước 10: Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định.
Bước 11: Theo dõi Hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.
Bước 12: Đại diện khách hàng đi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại cấp giấy chứng nhận (nếu có).
THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN RA GIẤY: 25 – 45 ngày làm việc.
Với những kinh nghiệm chuyên môn mà công ty Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt Nam đã tư vấn, hy vọng chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh có được giấy chứng nhận VSATTP nhanh nhất.
Website có sử dụng tư liệu từ:
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_T%C3%A2n_(qu%E1%BA%ADn)