Thủ tục Cấp lại Giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm -Sở công thương
1. Trình tự thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo; dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Công Thương (Số 163 Hai Bà Trưng, Quận 3, TP.HCM), từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định cấp Biên nhận hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ (chỉ nộp bổ sung những hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ) trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản.
– Trong thời hạn 27 ngày làm việc (đối với trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực). Sở Công Thương xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với trường hợp Giấy Chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng và trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh) kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu. Sở Công Thương xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Trường hợp từ chối cấp lại Giấy phép, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thủ tục hồ sơ xin cấp giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a. Thành phần hồ sơ bao gồm: các bạn tải form mẫu ở đây: BoMauDon_Caplai_GCN_ATTP
– Trường hợp 1: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp hết thời hạn hiệu lực. Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 06 tháng, trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ cấp lại Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm (Khoản 3 Điều 4 – Thông tư 58/2014/TT-BCT):
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu 1c Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 2b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Kết quả thẩm định “đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi)ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục (theo mẫu) về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;
Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu đơn vị không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
– Trường hợp 2: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp nhưng bị mất, hoặc bị hỏng; hoặc do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Khoản 2, khoản 4 Điều 5- Thông tư 58/2014/TT-BCT)
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).
– Trường hợp 3: do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực (khoản 3 Điều 5- Thông tư 58/2014/TT-BCT)
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 1b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 2b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ :
– Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng hoặc do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, Sở Công Thương xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do. – – Trường hợp do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực: trong vòng 27 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, Sở Công Thương xem xét và cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.
Mẫu giấy chứng nhận : BoMauDon_GCN_ATTP
Hãy gọi cho chúng tôi để biết giá cả và nhận được để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM
ĐT Liên hệ: 0909 730 849 (Mr.Tuấn) or 01682 053 452 (Miss Thơ).
Email: tuananhsbimn@gmail.com or hothosbimiennam@gmail.com | Website:https://tieuchuansanpham.com/
Tags: An toàn thực phẩm, hồ sơ xin giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, an toàn thực phẩm trong sản xuất và chế biến chè, giấy đủ điều kiện sơ, chế biến rau, quả, an toàn thực phẩm đối với nhà hàng khách sạn, an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống, các nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm.